Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Vì vậy bạn phải theo dõi và biết cách chăm sóc trẻ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nguyên nhân là do đâu, cần làm gì để điều trị? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau của Genkiland nhé!
Contents
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là gì?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn bởi chất nhầy. Tình trạng này xảy ra khiến trẻ khó thở và khó chịu vì hạn chế luồng khí lưu thông. Ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi sẽ làm bé khó ngủ, khó ăn.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khò khè là do đâu?
Để điều trị hiệu quả nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, bạn cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:
1. Do nước nhầy của bào thai chưa được làm sạch hết
Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 3 tuổi rất dễ mắc phải tình trạng này. Nếu bạn không vệ sinh mũi cho bé để làm sạch các chất nhầy thường xuyên thì bé sẽ rất dễ bị nghẹt mũi, khò khè. Do đó để đường thở của bé được thông thoáng cha mẹ nhớ vệ sinh mũi cho bé cẩn thận và thường xuyên.
2. Mắc các bệnh về phổi hoặc viêm phế quản
Mắc bệnh về đường hô hấp sẽ làm trẻ trẻ bị nhiễm trùng từ đó gây tổn thương đến tiểu phế quản hoặc nhu mô phổi. Đây chính là nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi kéo dài. Tình trạng viêm nhiễm có thể gây ra dịch nhầy, mủ, thậm chí là suy hô hấp rất nguy hiểm.
3. Trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm
Dù là mùa đông hay mùa hè, trẻ em cũng rất dễ bị cảm do sức đề kháng yếu. Khi bé đổ mồ hôi quá nhiều, mồ hôi có thể gây cảm lạnh. Trẻ nhỏ dù nằm điều hòa nhiệt độ cao cũng dễ bị cảm lạnh. Điều này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
4. Dạ dày thực quản bị trào ngược
Các mẹ cũng cần hết sức lưu ý khi cho trẻ ăn. Sau khi bé vừa ăn xong, không nên đặt bé nằm xuống. Không nên cho bé ăn quá no, nhất là vào ban đêm. Thói quen ăn uống không tốt này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thở khò khè là do lượng thức ăn dồn vào phổi của bé.
5. Triệu chứng hen suyễn
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cũng có thể do nhạy cảm với nhiều tác nhân gây kích ứng như bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,… Nếu trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố trên thì có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn khó thở.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không quá nghiêm trọng nhưng bé sẽ rất khó chịu nếu để lâu không điều trị. Khi bé bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi, bạn có thể thử các cách sau để bé được chữa khỏi hoàn toàn:
1. Dùng nước muối sinh lý 0,9% natri clorid cho trẻ em
Đây là phương pháp trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi được nhiều mẹ áp dụng nhất vì nó đơn giản và hiệu quả. Với cách này, bạn chỉ cần đặt trẻ nằm ngửa và nhỏ nước muối vào 2 lỗ mũi của trẻ là xong. Nước muối loại bỏ chất nhầy và làm sạch mũi rất tốt nên giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, cũng không nên nhỏ mũi cho trẻ quá 3 ngày vì việc lạm dụng sẽ làm khô dịch tiết của trẻ. Đặc biệt, không được tự ý pha nước muối và không dùng nước muối quá hạn sử dụng.
2. Hút chất nhầy trong mũi cho con trẻ
Hút mũi là việc hút dịch nhầy ra ngoài để làm thông khoang mũi. Trước khi hút mũi, bạn nên nhỏ một ít nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trong mũi bé. Đồng thời, máy hút mũi phải được giữ sạch sẽ để tránh nguy cơ trẻ bị ngạt mũi nặng hơn. Cha mẹ không nên lạm dụng phương pháp này vì hút mũi quá nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi của bé.
3. Làm ẩm không khí trong phòng
Nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt, con bạn sẽ rất dễ bị ngạt mũi. Do đó, phòng của trẻ nên có không gian sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt phòng của trẻ phải độ ẩm phù hợp thì mới hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra.
4. Kê đầu cao cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, khò kè kéo dài, mẹ có thể dùng khăn để nâng đầu trẻ khi ngủ. Kê đầu cho rẻ khi ngủ là một mẹo nhỏ nhưng rất hiệu quả. Lưu ý đừng nâng đầu bé quá cao sẽ làm bé không thoải mái khi ngủ.
Phòng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, có đờm quay trở lại bằng cách nào?
Cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp đơn giản sau để khắc phục tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi cho trẻ.
1. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh ngạt mũi cho trẻ
Cha mẹ nên giữ cho ngôi nhà của mình sạch sẽ bằng cách làm theo các bước sau:
- Tuyệt đối không hút thuốc trong nhà.
- Giữ thảm sạch sẽ và không có bụi.
- Vệ sinh máy lạnh thường xuyên.
- Để thú cưng của bạn ở một nơi khác không gần gũi với con bạn.
- Đóng cửa sổ nếu con bạn dễ bị dị ứng.
- Không vệ sinh nhà cửa bằng các sản phẩm vệ sinh có mùi hóa chất quá nồng.
2. Cho trẻ uống nhiều nước
Uống nước thường xuyên sẽ giúp trẻ bị thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn giúp trẻ thông mũi. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ uống nước ấm. Nếu tẻ không thích nước lọc, hãy thử cho bé uống nước trái cây hoặc súp canh mà bé thích.
Biến chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có nguy hiểm không?
Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài và không được điều trị có thể trở thành mãn tính và gây ra các biến chứng về đường hô hấp. Cụ thể:
- Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm siêu vi, các biến chứng có thể xảy ra là:viêm tai, viêm phế quản, viêm xoang.
- Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm trùng, trẻ có thể bị giảm thính lực, phù nề, tắc đường thông mũi, tai.
- Viêm mũi kéo dài còn có thể gây nhiễm trùng mắt như: viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm bờ mi.
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ dị dạng khuôn mặt, hở hàm ếch hẹp, răng mọc chìa ra ngoài, cằm nhô, ngực trũng,…
Trẻ sơ sinh bị ghẹt mũi, khó thở bao lâu thì hết?
Ngạt mũi nếu không phải do bệnh lý có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Ngoài ra, cách chăm sóc của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc nghẹt mũi bao lâu thì hết. Cha mẹ nên hiểu rõ tình trạng bệnh của con và có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, ăn ngoan và phát triển tốt. Đối với những trường hợp trẻ bị ngạt mũi lâu ngày do bệnh lý, cha mẹ cho bé thăm khám bác sĩ sớm để có hướng khắc phục kịp thời.
Với những chia sẻ trên từ Genkiland, mong rằng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Đây là căn bệnh phổ biến và vô hại nhưng nếu trẻ mắc phải cha mẹ hãy cho bé được điều trị sớm nhất có thể.
- Cậu bé có thể vào sâu bao nhiêu cm bên trong âm đạo của phụ nữ? - 20 Tháng Hai, 2023
- Hot: Gel Maxisize Extra Tăng Kích Thước Dương Vật Chỉ Sau 4 Tuần - 17 Tháng Hai, 2023
- Sâm Maxzex: Vén bức màn bí mật về hiệu quả tăng kích thước cậu nhỏ - 17 Tháng Hai, 2023