Nhiều chị em gặp trường hợp trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Vậy nguyên nhân là do đâu và làm cách nào để điều hòa kinh nguyệt trở lại. Cùng Genkiland tìm hiểu điều này ngay trong bài viết sau đây nhé!
Contents
Chậm kinh ở nữ giới nghĩa là gì?
Chậm kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Theo đó, ở những phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt thường từ 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình từ 3 – 7 ngày. Nếu trễ kinh từ 5 ngày trở lên được coi là bất thường. Nếu thỉnh thoảng bạn bị trễ kinh thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu liên tục chậm kinh trong thời gian dài kèm theo một số triệu chứng bất thường thì chị em tuyệt đối không được chủ quan.
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường sẽ diễn ra khoảng từ 28 đến 32 ngày. Nếu chị em chậm từ 1 đến 2 ngày thì vẫn được xem là bình thường. Nhưng nếu trễ kinh quá 5 ngày thì được gọi là chậm kinh.
Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Sau đây là 1 vài nguyên nhân phổ biến giải thích cho tình trạng này:
Bị trễ kinh do thay đổi cân nặng bất thường
Sự thay đổi đột ngột về cân nặng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể tăng hoặc giảm quá mức sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố từ đó khiến kinh nguyệt bị chậm. Ngoài ra, việc hạn chế lượng calo sẽ ảnh hưởng đến sự kết nối của não bộ với hệ thống nội tiết để sản xuất các hormone sinh sản. Nếu sự kết nối này bị gián đoạn, các nội tiết tố có thể mất tác dụng và gây mất kinh.

Tâm trạng không tốt và thường xuyên căng thẳng
Khi căng thẳng, não của bạn sẽ cảnh báo hệ thống nội tiết tiết ra hormone để kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Các hormone này ngăn chặn các chức năng không cần thiết để thoát khỏi mối đe dọa sắp xảy ra, bao gồm chức năng sinh sản. Vì vậy, khi bạn bị căng thẳng, các cơ quan sinh sản của bạn sẽ ngừng rụng trứng. Điều này dẫn đến việc trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.

Tình trạng sức khỏe kém có thể làm bạn bị chậm kinh
Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các vấn đề về tuyến giáp có thể gây kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu từ tuổi 50 nhưng có 1 số trường hợp mãn kinh bắt đầu từ trước 40 tuổi. Do đó việc mất kinh trong trường hợp này cũng là điều dễ hiểu.
Dinh dưỡng cho cơ thể chưa phù hợp
Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có chứa caffeine hoặc cồn sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cơ thể suy dinh dưỡng, thiếu chất cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, cường độ tập luyện tăng đột ngột, làm việc quá sức cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn.
Dấu hiệu trễ kinh có thể là do mức độ hormone thấp
Bạn lại bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai rất có thể do nồng độ hormone trong quá trình thử thai thấp. Để có kết quả thử thai chính xác nhất, bạn hãy đợi vài ngày và kiểm tra lại vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nước tiểu lúc này sẽ cô đặc hơn, giúp phát hiện nồng độ hormone chính xác hơn.

Trễ kinh làm sao để có lại?
Khi trễ kinh lâu ngày nhưng không có dấu hiệu mang thai thì bạn nên thăm khám bác sĩ . Ngoài ra, bạn cũng phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Ăn uống đủ chất, điều độ.
- Tránh uống quá nhiều caffeine hoặc rượu.
- Tập thể dục nhẹ nhàng và điều độ.
- Không đột ngột tăng tần suất hoặc cường độ tập thể dục.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Học cách thư giãn, đừng quá căng thẳng hay lo lắng.
- Ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức hoặc thay đổi lịch làm việc đột ngột.
Để điều hòa kinh nguyệt và tăng cường khả năng sản sinh hormone sinh dục chị em có thể sử dụng thuốc tăng sinh lý phụ nữ để được đem lại hiệu quả nhanh nhất.

Hiện tượng trễ kinh có sao không?
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai dù là nguyên nhân gì thì cũng đều không tốt cho cơ thể. Đây có thể được coi là một dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể có gặp vấn đề. Vì vậy, nếu bạn chủ quan và vẫn để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài thì chắc chắn bạn sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Sau đây là những rắc rối mà bạn có thể gặp phải nếu không chủ động tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày
Chậm kinh kéo dài khiến nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không biết mình đang gặp vấn đề gì. Điều này kéo dài sẽ dẫn đến chứng căng thẳng, trầm cảm,…

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn
Một trong những hậu quả dễ thấy nhất của việc trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là sự sụt giảm sức khỏe của chị em. Chị em có thể đối mặt với các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm vòi trứng,… Hơn nữa, nếu không được điều trị nhanh chóng bệnh sẽ gây viêm nhiễm đến các cơ quan khác trong cơ thể như: đường tiết niệu, bàng quang.
Tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản
Kinh nguyệt là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt đồng nghĩa với nguy cơ bị vô sinh rất cao. Việc trễ kinh khiến chị em khó xác định được ngày rụng trứng nên sẽ càng làm giảm khả năng thụ thai. Chưa kể các bệnh phụ khoa do việc mất kinh gây ra có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của cơ quan sinh sản.

Bài viết trên Genkiland đã chia sẻ đầy đủ những thông tin về tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Duy trì kinh nguyệt đều đặn là điều rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Do đó nếu có dấu hiệu trễ kinh đừng chần chừ hay xấu hổ mà hãy thăm khám bác sĩ ngay. Việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết để sớm nhận biết các vấn đề sức khỏe và có giải pháp hiệu quả.
- Cậu bé có thể vào sâu bao nhiêu cm bên trong âm đạo của phụ nữ? - 20 Tháng Hai, 2023
- Hot: Gel Maxisize Extra Tăng Kích Thước Dương Vật Chỉ Sau 4 Tuần - 17 Tháng Hai, 2023
- Sâm Maxzex: Vén bức màn bí mật về hiệu quả tăng kích thước cậu nhỏ - 17 Tháng Hai, 2023